CHA MẸ THÔNG THÁI CHƠI VỚI CON  NHƯ THẾ NÀO

CHA MẸ THÔNG THÁI CHƠI VỚI CON  NHƯ THẾ NÀO ĐỂ CON PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN?

Chắc hẳn ai cũng biết: cha mẹ dành càng nhiều thời gian chơi với con, con càng phát triển vượt trội và thông minh hơn. Nhưng chơi như thế nào để phát huy được toàn diện 4 điều cơ bản cho bé như: Thể chất – Tinh thần – Giao tiếp – Cảm xúc thì lại là một bài toán không hề dễ.

Tùy vào những đứa trẻ khác nhau, thời điểm khác nhau, ta nên có cách chơi phù hợp. Tuy nhiên, cha mẹ thông thái cần ghi nhớ 4 điều sau khi chơi với con với mục đích giúp bé phát triển các kĩ năng hoàn thiện hơn nhé!

CHƠI CÙNG CON CÁC TRÒ THỂ CHẤT

Trước tiên hãy cùng con nghĩ ra các trò chơi mang tính chất vận động, rèn luyện thể lực và sức khỏe. Ví dụ nếu cha mẹ muốn con có đôi chân rắn rỏi có thể thử cùng con các trò như: thi chạy, nhảy lò cò, vượt chướng ngại vật, … Còn các trò như nhảy dây, đu xà, trèo cây, chống đẩy.. sẽ giúp con hoàn thiện được khả năng cầm nắm, kết hợp các bộ phận trên cơ thể để hoàn thành trò chơi xuất sắc nhất

CÁC TRÒ CHƠI PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ

“Học mà chơi – chơi mà học” – Vui chơi chính là hình thức giúp cha mẹ lồng ghép giáo dục tư duy và giác quan cho bé một cách tự nhiên nhất. Một vài trò chơi có thể tham khảo đó là:

  • Xếp chồng, xếp hình
  • Tô màu, vẽ tranh
  • Nặn đất nặn
  • Đếm que tính
  • Truy tìm đồ vật (mẹ chỉ cần giấu 1 vài món đồ chơi của bé quanh nhà, và nhờ con đi tìm, tìm được sẽ có thưởng khích lệ)

Những trò choi này không những giúp bé vui vẻ giải trí mà còn kích thích sự suy luận, khéo léo và tư duy logic tuyệt vời. Sẽ tuyệt hơn nếu bé được bố mẹ hướng dẫn và chơi cùng.

Một vài điều lưu ý khi chơi cùng con những trò phát triển trí tuệ là phụ thuộc vào sở thích, lứa tuổi của trẻ mà mẹ chọn loại trò chơi với mức độ khó dễ vừa phải và tăng dần, tránh làm con rơi vào tình trạng thiếu kiên nhẫn, chán nản vì trò chơi quá khó hoặc rắc rối, không phù hợp với lứa tuổi

Những trò chơi từ bút màu, đất nặn, xếp hình luôn là những món quà kích thích trí tưởng tượng phong phú cho trẻ, từ đó các em sẽ tận hưởng cuộc sống tươi đẹp hơn. Trong trường hợp con chán chơi, hãy thử thuyết phục con ngồi xem cha mẹ chơi cùng nhau, bởi đôi khi, chỉ cần nhìn người lớn chơi cũng khiến tư duy não bộ của bé kích thích tò mò và hào hứng. Đừng vội bỏ cuộc!

GIAO TIẾP – CẢM XÚC

Khả năng giao tiếp và cảm xúc tưởng chừng thuộc về lẽ tự nhiên, nhưng mẹ đã nhầm. Những câu chuyện, mối quan hệ hàng ngày góp 1 phần không nhỏ vào kỹ năng giao tiếp và cảm xúc của con nhỏ đấy. Dưới đây là một vài trò chơi gợi ý phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của trẻ mà cha mẹ cần tham khảo:

Với trẻ sơ sinh: Tăng cường trò chuyện, tâm sự những câu chuyện hàng ngày cùng con, để con cảm nhận được giọng nói, tình cảm của những người xung quanh, và để con có cảm giác mình cũng như các thành viên khác trong gia đình. Ngoài ra có thể hát cho con nghe, tương tác với con bằng ánh mắt, nụ cười.

Một vài trẻ sơ sinh còn rất thích trò ú òa, cũng là 1 trò chơi có tính tương tác về giao tiếp khá ổn

Với bé chập chững biết đi: Chúng thường không thích chơi cùng bạn cùng lứa mà muốn tự do khám phá những điều mới mẻ xung quanh, hãy để con tự nhiên khám phá từ cánh cửa nhà, hay từng món đồ chơi, và thường xuyên hỏi con về cách nó vận hành

Với trẻ mầm non: Cùng con chơi các trò vẽ vời, tô màu và cảm thụ âm nhạc sẽ khiến con cảm thấy yêu đời và hạnh phúc hơn. Các trò nhập vai như chơi búp bê, nấu ăn, chăm sóc em bé, bác sĩ… cũng là một gợi ý không tồi, bởi nó giúp cảm xúc và trách nhiệm của bé được hoàn thiện

Viết một bình luận