MẸO CHỌN ĐỒ CHƠI CHO TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN

NHỮNG MẸO CHỌN ĐỒ CHƠI CHO TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN

Trẻ em chậm phát triển từ rất nhiều lí do, từ di truyền, tác động có hại tới bé khi mang thai trong 3 tháng đầu, trẻ bị ngạt sơ sinh, bị các bệnh cảu những năm đầu đời ( viêm não, ốm, sốt,…) hay thiệu sự vận động, tiếp xúc với môi trường xung quanh cũng là nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển. Nguyên nhân khác nữa là trẻ bị thiếu hụt tình cảm từ bố mẹ, thiếu sự quan tâm, chăm sóc, vui đùa. và tỉ lệ trẻ trai mắc bệnh nhiều hơn trẻ gái.

Vậy nên vấn đề quan tâm tới trẻ và chọn các phương pháp trị liệu là một hành động cần làm ngay và khẩn thiết. Việc cho trẻ chơi đồ chơi là biện pháp tốt nhất giúp trẻ nhận thức, phán đoán, giải quyết vấn đề, sắp xếp và bắt chước.

Sau đây hãy cùng tìm hiểu một số mẹo trong việc chọn đồ chơi dành cho trẻ chậm phát triển nhé các bậc phụ huynh!

CÁCH CHỌN ĐỒ CHƠI CHO TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN

Hãy để ý đến sở thích và bản tính riêng của trẻ để có thể chọn đúng đồ chơi. Tìm những lĩnh vực phát triển mà trẻ cần bạn giúp đỡ, chú ý huấn luyện khi trẻ chơi  

10 Mẹo Chọn Đồ Chơi Cho Trẻ Chậm Phát Triển

ĐỒ CHƠI KÍCH THÍCH GIÁC QUAN

Trẻ gặp phải chứng chậm phát triển thường bị hạn chế về vận động các giác quan, những món đồ chơi có thể giúp điều hòa nhiều giác quan của trẻ. Các loại đồ chơi, đồ vật hấp dẫn về thị giác có kết hợp với chuyển động và âm thanh kết hợp vận động chức năng đóng vai trò quan trọng trong phát triển chú ý chung của trẻ chậm phát triển. Một số ví dụ về đồ chơi cho trẻ như ghép hình, chong chóng, các đèn phát sáng nhiều màu bắt mắt,…

ĐỒ CHƠI KÍCH THÍCH KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG CỦA TRẺ

Trẻ chậm phát triển thường kỹ năng vận động kém, vậy hãy giúp trẻ điều đó bằng cách cho trẻ chơi các trò chơi phát triển sự khéo léo tay như chơi các bộ xếp hình, thả các khối vào hộp, nặn đất. Các môn thủ công trở thành công cụ cho trẻ phát triển vận động tinh cũng như khuyến khích trí sáng tạo và tưởng tượng của trẻ rất tốt. Những trò chơi vận động mạnh như đá bóng, nhảy dây, đạp xe,… giúp trẻ lấy lại sự cân bằng cơ thể, phối hợp tay chân, phát triển về thể chất, trí lực của trẻ,  nó kích thích trực tiếp đến trung tâm ngôn ngữ của trẻ giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ và giao tiếp.

ĐỒ CHƠI TĂNG KỸ NĂNG TƯƠNG TÁC CHO TRẺ

Một cách khác khắc phục kỹ năng giao tiếp của trẻ đó là cho trẻ hơi các trò chơi chung, những trò chơi có luật, giao tiếp xã hội,  khiến trẻ hứng thú, thoải mái, giảm mức độ hung tính và giúp trẻ tương tác với người chơi chung, bạn bè, bố mẹ. Một số đồ chơi nên lựa chọn là búp bê, thú nhồi bông, trò chơi đồ hàng, nấu ăn, ô tô, chơi cờ cá ngựa,…

Cho trẻ chơi những đồ chơi phù hợp là phương pháp trị liệu hiệu quả nhất.

– Khi vui chơi, trẻ được rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, phát triển vận động.

– Khi trẻ được tiếp xúc với đồ vật và môi trường xung quanh, thông qua 5 giác quan. Trẻ sẽ cảm nhận được nhiều kích thích từ môi trường. Đây là những yếu tố tạo điều kiện liên kết hoạt động giữa các vùng của não. Giúp trẻ nhận biết thuộc tính của đồ vật, từ đó, từng bước phát triển nhận thức và trí tuệ.

– Trò chơi có luật chơi và trò chơi mang tính xã hội giúp trẻ hiểu được sinh hoạt xã hội. Thiết lập các mối quan hệ giữa cá nhân với mọi người, học tập kỹ năng tương tác xã hội.

– Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp.

– Vui chơi tạo cho trẻ sự vui vẻ, thoải mái, hứng thú, làm tăng độ tập trung chú ý, giảm mức hung hăng của trẻ.

Chú ý khi chơi cùng trẻ hãy hết sức tập trung, chơi ngang tầm mắt của trẻ để trẻ dễ quan sát, tạo không khí thật vui vẻ, hồn nhiên giúp trẻ thoải mái và yên tâm khi chơi cùng. Ban đầu hãy giúp trẻ khi trẻ chưa biết chơi và dần dần giảm mức độ hương dẫn để trẻ được kích thích sự sáng tạo.

Vì tương lai của trẻ, hãy hãy kiên trì và cố gắng nhé các phụ huynh!

Viết một bình luận