NHỮNG CÁCH BẢO QUẢN ĐỒ CHƠI CHO BÉ

Các bé nhà bạn thường là những đứa trẻ rất hiếu động phải không nào? Chúng cũng rất hay được bố mẹ và người thân tặng cho những món đồ chơi vô cùng đáng yêu. Tuy nhiên chính sự ham học hỏi, thích khám phá cũng như sự tinh nghịch của những đứa trẻ đáng yêu này vô tình làm hỏng đồ chơi hay do sự bảo quản chưa tốt của các bé nên chỉ sau một thời gian ngắn, số lượng đồ chơi của bé nhà bạn giảm đi đáng kể chỉ vì hỏng hóc khá nhiều.

Vậy làm thế nào để bảo quản đồ chơi cho bé một cách hiệu quả nhất? Hãy cùng tham khảo bài viết này nhé. 

NHỮNG CÁCH BẢO QUẢN ĐỒ CHƠI

SỬ DỤNG TỦ DÀNH RIÊNG ĐỂ CẤT ĐỒ CHƠI

Đồ chơi của bé nhà bạn khi mới mua về tốt nhất khi mới bóc ra hãy tìm cho nó một chiếc hộp để sau khi chơi xong bé nhà bạn cất vào hộp hay tủ đồ chơi riêng. Hãy dặn dò bé nhà bạn khi chơi xong cất ngăn nắp vào nơi đã quy định, giúp bé tạo thói quen tốt và bảo quản đồ vật tốt hơn sau khi chơi xong

CHỌN ĐỒ CHƠI THEO SỞ THÍCH CỦA BÉ

Chọn đồ chơi phù hợp, đúng sở thích với bé nhà bạn sẽ là cách giúp đồ chơi của bé được bền hơn. Vì sao lại như vậy? Đơn giản là khi một món đồ phù hợp với bé, khiến bé dễ dàng tiếp thu và sử dụng đồ chơi đó thì bé sẽ thích chơi và nâng niu món đồ ấy nhiều hơn

Cách vệ sinh và bảo quản đồ chơi cho bé được bền đẹp và an toàn

QUAN TÂM ĐẾN TUỔI CỦA BÉ KHI BẠN MUA ĐỒ CHƠI

Chọn đồ chơi phù hợp với lứa tuổi của bé: Khi bé nhà bạn mới 2 tuổi nhưng bạn lại mua xe ô tô điều khiển từ xa. Ở độ tuổi này bé nhà bạn rất khó có thể nhận biết và tìm hiểu được cách sử dụng. Sự mày mò không mục đích của bé vô tình sẽ làm đồ chơi của bạn dành tặng bé bị va đụng và dễ dẫn tới hỏng hóc

PHÂN LOẠI ĐỒ CHƠI

Đồ chơi của bé hiện nay rất đa dạng về chất liệu, màu sắc. Có những vật được làm từ nhựa, có những thứ kết hợp giữa nhựa và sắt, vài món đồ lại làm bằng gỗ trông rất đáng yêu rồi lại đến những chú cún nhồi bông thật dễ thương. Thử tưởng tượng, con gấu bông của bạn bị rách vì cách kiếm nhựa của một anh hùng đồ chơi nào đó. Điều này thực sự rất dễ dàng gặp phải nếu ta để chung tất cả những thứ đồ chơi này vào cùng một chỗ. Hãy phân loại các món đồ cho của bé nhà bạn theo từng chất liệu để dễ dàng tìm kiếm cũng như tránh việc làm hỏng hóc

KHÔNG ĐỔ CHẤT LỎNG, HÓA CHẤT VÀO ĐỒ CHƠI

Tránh rơi rớt nước hay dầu mỡ vào đồ điện tử cũng như các đồ chơi khác

Việc làm rơi đổ nước vào đồ chơi điện tử cuả bé nhà bạn sẽ rất dễ làm chập dây điện dẫn tới hư hoặc chập mạch điện làm đồ chơi ấy không sử dụng được như bình thường. Hay ví dụ  như dầu mỡ đổ vào gấu bông hoặc các đồ chơi thì sẽ dễ dụ kiến đến gần hơn với đồ cho bé nhà bạn, rất mất vệ sinh và ảnh hưởng đến sức khỏe bé, đôi khi dầu mỡ ấy khô lại tại vị trí nào đó trên đồ chơi khiến món đồ ấy không hoạt động được

TÌM HIỂU VỀ NGUỒN GỐC XUẤT XỨ

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều mặt hàng đồ chơi bị làm nhái đang được bày bán. Những món đồ này có thể gây hại đến sức khỏe cho bé do chất liệu độc hại. Ngoài ra do chất liệu không được kiểm tra vì thế không đạt yêu cầu về chất lượng sản phẩm

KIỂM TRA ĐỒ CHƠI

Cha mẹ hoặc người thân của bé nên kiểm tra thường xuyên các món đồ chơi của bé để đảm bảo đồ chơi không rơi vỡ gây nguy hiểm khi chơi và cũng có thể sửa chữa kịp thời nếu đồ chơi mới trong tình trạng giảm sút chất lượng

Trên đây là một số cách giúp các bậc phụ huynh và các bạn nhỏ bảo quản những đồ chơi đáng yêu. Những điều này vừa tạo thói quen tốt cho con bạn vừa giữ gìn được đồ chơi bền đẹp hơn. Ngay cả khi con bạn sau này lớn và không còn nhu cầu sử dụng thì đồ chơi ấy vẫn hoạt động tốt là điều hết sức bình thường vì cà bạn và bé đã bảo quản nó rất đúng quy trình rồi

Viết một bình luận